Structures of the Cloud

        

        "Tôi sẽ chẳng cần đến 1 ổ đĩa cứng trong máy tính làm gì nếu tôi có thể truy cập vào máy chủ 1 cách nhanh chóng hơn… để mà so sánh thì việc phải mang theo những cái máy tính không được kết nối này thật là phiền phức" – Steve Job. Trên thực tế, 100% doanh nghiệp và hầu hết các cá nhân hiện đang "phụ thuộc" vào các đám mây theo cách này hay cách khác. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về điện toán đám mây trên AWS.


        Đầu tiên, chúng ta cần hiểu một số khái niệm trong mô hình AWS Global Cloud Infrastructure:

        - Availability Zone: Một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu chứa nhiều máy chủ. Mỗi khu vực có nhiều vị trí bị cô lập được gọi là vùng có sẵn. Mỗi vùng có sẵn được phân lập, nhưng các vùng có sẵn trong một khu vực được kết nối thông qua các liên kết độ trễ thấp. Một khu vực có sẵn được biểu thị bằng mã khu vực theo sau là một số nhận dạng chữ cái. Ví dụ: US-East-1A.

        - Edge location: Một trang web nơi dữ liệu có thể được lưu trữ cho độ trễ thấp hơn. Thông thường, các vị trí cạnh sẽ gần với các khu vực dân số cao sẽ tạo ra khối lượng lưu lượng truy cập cao.

        - Infrastructure as a service (IaaS): Một mô hình trong đó các máy ảo và máy chủ được sử dụng cho khách hàng để lưu trữ một loạt các ứng dụng và dịch vụ CNTT được cung cấp.

        - Latency: Sự chậm trễ trước khi chuyển dữ liệu bắt đầu sau khi dữ liệu được yêu cầu.

        - Platform as a service (PaaS): Một mô hình cung cấp một nền tảng ảo cho khách hàng để tạo phần mềm tùy chỉnh.

        - Region: Một khu vực nơi dữ liệu được lưu trữ. Lưu trữ dữ liệu trong một khu vực gần bạn nhất là một trong những lý do nó có thể được truy cập ở tốc độ sét.

        -Software as a service (SaaS): Một mô hình cung cấp các ứng dụng sử dụng Internet được quản lý bởi bên thứ ba.

        - Public Cloud hay còn được gọi là đám mây công cộng (đám mây chung), là một mô hình dịch vụ phụ thuộc vào những nền tảng điện toán đám mây (Cloud computing), được tạo ra bởi một bên thứ 3 đến người sử dụng qua mạng internet công cộng. Ngoài ra, Public Cloud không giới hạn đối tượng dùng. Vì vậy bất cứ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ đám mây công cộng. Ở đây, nhà cung cấp xây dựng những tài nguyên như là bộ nhớ có sẵn, ứng dụng, máy ảo cho công chúng dùng trên internet. Sử dụng những dịch vụ đám mây này có 2 hình thức là trả phí và miễn phí. Đối với dịch vụ trả phí cũng đều áp dụng mô hình pay-per-usage đây chính là mô hình trả phí trên những dung lượng sử dụng.

        - Private cloud là hạ tầng Cloud dành cho từng DUY NHẤT 1 khách hàng. 1 hệ thống Private Cloud có thể được đặt ở Datacenter của khách hàng hoặc tại datacenter của nhà cung cấp dịch vụ. Hệ thống này được quản lý bởi khách hàng/nhà cung cấp hoặc 1 bên thứ 3. Tuy nhiên, khách hàng phải chịu toàn bộ chi phí cho giải pháp tại tất cả thời điểm.

        - Hybrid Cloud - Là hạ tầng Cloud được kết hợp từ 3 mô hình Cloud nói trên. Ví dụ: Trong hệ thống Mirosoft Office 365, có thể có nhiều mailbox lưu trữ trong hệ thống của Microsoft datacenter, nhưng cũng có thể kết hợp với Exchange Server và các mailbox dùng riêng. Kết hợp lại, tạo nên 1 hệ thống lại – hybrid messaging system.



        Tiếp đến, chúng ta cần làm rõ 3 mô hình: IaaS, PaaS, SaaS.

        - Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), bao gồm các khối dựng cơ bản dành cho nền tảng CNTT đám mây và thường cung cấp quyền truy cập các tính năng mạng, máy tính (phần cứng ảo hoặc trên phần cứng chuyên dụng) và dung lượng lưu trữ dữ liệu. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ sẽ đem đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất và gần giống nhất với các tài nguyên CNTT hiện hữu quen thuộc với nhiều bộ phận CNTT và nhà phát triển hiện nay. Ví dụ:  Amazon Elastic Compute Cloud (Amazon EC2), Cisco Metapod, Microsoft Azure, Google Compute Engine (GCE),...

        - Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ công việc nặng nhọc nào khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng. Ví dụ: Windows Azure, Heroku, Google App Engine, AWS Elastic Beanstalk,...
       
         - Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết trường hợp, khi nhắc đến "Phần mềm dưới dạng dịch vụ", mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho người dùng cuối. Với sản phẩm SaaS, bạn sẽ không phải để tâm đến chuyện bảo trì dịch vụ hay quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản, mà bạn chỉ cần tính xem sẽ sử dụng phần mềm cụ thể đó như thế nào. Một ví dụ thường thấy của ứng dụng SaaS là email trên nền tảng web: bạn có thể gửi và nhận email mà không phải quản lý việc bổ sung tính năng vào sản phẩm email hay bảo trì máy chủ và hệ điều hành dùng cho chương trình email. Ví dụ: Dropbox, Slack, Spotify, YouTube, Microsoft Office 365, Gmail,...

        - Trong những mô hình kể trên, tôi đoán không chỉ riêng tôi mà bất kì ai cũng từng sử dụng qua mô hình SaaS đúng không ạ?


        

        Cuối cùng, là rubric để đánh giá các tiêu chí Aws cost, Availability of service, Speed or latency, Resilency of AWS components, Data rights, Audience khi được yêu cầu lựa chọn Region để deploy dịch vụ cloud


        Thông qua những điều kể trên chúng ta có thể dễ dàng giải thích được là vì sao Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Với việc cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Hàng triệu khách hàng—bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ đều tin tưởng vào AWS để giảm chi phí, trở nên linh hoạt hơn và đổi mới nhanh hơn.



Nhận xét

  1. bai viet rat hay, luc nao co phan moi nho tag minh!

    Trả lờiXóa
  2. Bài blog khá đầy đủ và chi tiết

    Trả lờiXóa
  3. Bài văn không nên gạch đầu dòng, có hình ảnh minh họa, nội dung đa phần có trên mạng, thiếu mô hình Private, Public, Hybric Cloud.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét